Chuyển đến nội dung chính

ISO 22000 là gì? ISO 22000 thay thế giấy phép ATTP?

Ngày nay, doanh nghiệp tổ chức muốn đưa sản phẩm của mình đến với thị trường quốc tế thì cần phải đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn từ chất lượng sản phẩm đến khâu quản lý doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm lại cần một tiêu chuẩn riêng. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm ISO 22000 chính là điều kiện cần giúp doanh nghiệp hội nhập và phát triển. Vậy tiêu chuẩn ISO 22000 là gì? Quy trình chứng nhận thế nào?

Tìm hiểu thông tin:
     👉 Tất tần tật về chứng nhận ISO 9001? Lý do doanh nghiệp nên có?
        👉 Chứng nhận ISO 45001 - Tiêu chuẩn quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp 


Tiêu chuẩn 22000 tại Vinacontrol CE
Chứng nhận ISO 22000 - Tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm

  Tiêu chuẩn 22000 là gì?



Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trên toàn thế giới cho toàn bộ mạng lưới cung cấp thực phẩm, từ người trồng trọt và nhà sản xuất đến nhà chế biến và đóng gói, vận chuyển và mục đích bán hàng.

Nếu một doanh nghiệp trong chuối cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là đơn vị có hệ thống quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 01/09/2005 và năm 2008 tại Việt Nam, được chính thức thừa nhận là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN ISO 22000:2008). Hiện tại, tiêu chuẩn mới nhất của ISO 22000 là phiên bản năm 2018.

Quý doanh nghiệp xem thêm: Hướng dẫn chuyển đổi ISO 22000:2005 sang ISO 22000:2008

Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện bao gồm các yêu cầu:

– Quản lý tài liệu hồ sơ;
– Cam kết của lãnh đạo;
– Quản lý nguồn lực;
– Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn (các chương trình tiên quyết, các phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP);
– Kiểm tra xác nhận;
– Xác định nguồn gốc;
– Trao đổi thông tin và Cải tiến hệ thống.

Tổ chức khi áp dụng chứng nhận ISO 22000 có thể sử dụng các nguồn lực bên trong (nhân viên của tổ chức) hoặc các nguồn lực bên ngoài (tư vấn) để đáp ứng các yêu cầu này.

Giấy chứng nhận ISO 22000 thay thế giấy phép An Toàn Thực Phẩm 

Theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định: ” Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.




Tiêu chuẩn ISO 22000 áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức nào?

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:
  • Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc;
  • Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh;
  • Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản;
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,.;
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị;
  • Các hãng vận chuyển thực phẩm;
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng;
  • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ;
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm;
  • Trang trại trồng trọt và chăn nuôi….

Lợi ích khi doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 22000

Chứng nhận ISO 22000 mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích điều kiện vô cùng quan trọng tạo dựng nên thương hiệu tổ chức, thúc đẩy tình hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Một số lợi ích phải kể đến như:
  • Thương hiệu tổ chức, doanh nghiệp bạn được quốc tế công nhận bởi giá trị của giấy chứng nhận ISO 22000 được thế giới công nhận;
  • Đem lại niềm tin cho nhà cung cấp, thành viên trong tổ chức đặc biệt đối với khách hàng tin tưởng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp;
  • Cải thiện được tình hình sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm;
  • Giảm thiểu rủi ro, chi phí phát sinh không đáng có. Từ đó tiết kiệm chi phí vận hành doanh nghiệp;
  • Hệ thống tổ chức liên tục được cải thiện từ khâu quản lý đến chất lượng sản phẩm đạt chuẩn;
  • Tăng hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp;
  • Khẳng định được thương hiệu tổ chức trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. 
Vinacontrol CE được Bộ Khoa Học Công Nghệ công nhận và cấp phép đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận Vinacontrol CE tư vấn, ban hành có giá trị trên khắp cả nước mà còn trên thế giới. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa sản phẩm đến với nhiều thị trường quốc tế. Với chi phí hợp lý nhất, tư vấn chi tiết nhất, hỗ trợ giá chứng nhận. Liên hệ tư vấn 1800.6083 hoặc vnce@vnce.vn. Website: vnce.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Download MIỄN PHÍ] Checklist đánh giá nội bộ ISO 9001:2015

  Mọi Doanh nghiệp luôn có nhu cầu duy trì và cải tiến chất lượng trong hoạt động của tổ chức nhằm  nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng cũng như đáp ứng các yêu cầu luật định. Để đáp ứng nhu cầu này, Checklist đánh giá nội bộ iso 9001 ra đời như một công cụ giúp cho doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng của mình. Sau đây là các thông tin về mẫu Checklist  đánh giá nội bộ  ISO 9001:2015   mà các tổ chức cần nắm rõ để có thể xây dựng một Checklist phù hợp nhất. 1. Checklist đánh giá nội bộ theo ISO 9001 Checklist đánh giá nội bộ  ISO 9001  có thể được xem là tập hợp những câu hỏi cùng câu trả lời dựa trên các bằng chứng đánh giá nội bộ . Doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi dựa trên các yêu cầu theo điều khoản ISO 9001 cùng tình hình thực tế của doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp sẽ đưa ra câu trả lời kèm các bằng chứng xác thực cho câu hỏi  đó  khi  thực hiện đánh giá nội bộ tổ chức. Qua đây, có thể thấy một checklist điển hình sẽ gồm các phần sau: Câu hỏi Điều khoản IS

Hướng dẫn viết quy trình ISO 9001:2015 chi tiết dễ hiểu

Với các lợi ích bền vững mà doanh nghiệp nhận được khi xây dựng một quy trình ISO 9001 hiệu quả có thể kể đến như đồng bộ hóa chặt chẽ khi vận hành hệ thống chất lượng, xây dựng tốt nền tảng giúp doanh nghiệp cải tiến không ngừng, nâng cao lợi thế cạnh tranh và thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Qua đây có thể thấy việc biết cách xây dựng quy trình   ISO 9001:2015 sao cho đúng là vô cùng cần thiết, Vậy làm thể nào để viết quy trình một cách tốt nhất? Với các thông tin dưới đây, Vinacontrol CE sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn! 1.Quy trình ISO 9001:2015 là gì? Quy trình theo ISO 9001:2015 là cách thức xác định để thực hiện một hoạt động hay quá trình. Việc xây dựng và sở hữu một quy trình hoàn hảo có ý nghĩa hỗ trợ quan trọng trong việc thực hiện các quá trình nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Quy trình ISO 9001 được áp dụng phổ biến rộng rãi trên toàn cầu  2. Hướng dẫn viết quy trình ISO 9001:2015 Bước 1: Xác định bối cảnh của doanh nghiệp

Huấn luyện an toàn nhóm 1 nhanh chóng, chi phí giá rẻ

Huấn luyện an toàn nhóm 1 nhanh chóng, chi phí giá rẻ - Chỉ 16 giờ - Tối ưu thời giờ cho doanh nghiệp nhất Đảm bảo 100% học viên có chứng chỉ an toàn lao động sau khóa học – Cam kết chi phí ƯU ĐÃI nhất cho khách hàng   ĐĂNG KÝ LẦN ĐẦU tại Vinacontrol CE – CHỈ 16 GIỜ đào tạo NHẬN THẺ NGAY. Thông tin chi tiết khóa huấn luyện an toàn nhóm 1 dành cho các đối tượng bắt buộc phải tham gia đào tạo tại nhóm 1 theo quy định của   Nghị định 44/2016/NĐ-CP   và Luật an toàn, vệ sinh lao động Việt Nam. 1. Đối tượng huấn luyện an toàn lao động nhóm 1 bao gồm những ai? Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. Giảng viên Vinacontrol CE đào tạo an toàn lao động tại doanh nghiệp Xem chi tiết:  Các đối tượng thuộc nhóm 3 cần phải huấ