Chuyển đến nội dung chính

[Download MIỄN PHÍ] Checklist đánh giá nội bộ ISO 9001:2015

 Mọi Doanh nghiệp luôn có nhu cầu duy trì và cải tiến chất lượng trong hoạt động của tổ chức nhằm  nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng cũng như đáp ứng các yêu cầu luật định. Để đáp ứng nhu cầu này, Checklist đánh giá nội bộ iso 9001 ra đời như một công cụ giúp cho doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng của mình. Sau đây là các thông tin về mẫu Checklist  đánh giá nội bộ ISO 9001:2015 mà các tổ chức cần nắm rõ để có thể xây dựng một Checklist phù hợp nhất.

1. Checklist đánh giá nội bộ theo ISO 9001

Checklist đánh giá nội bộ ISO 9001 có thể được xem là tập hợp những câu hỏi cùng câu trả lời dựa trên các bằng chứng đánh giá nội bộ . Doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi dựa trên các yêu cầu theo điều khoản ISO 9001 cùng tình hình thực tế của doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp sẽ đưa ra câu trả lời kèm các bằng chứng xác thực cho câu hỏi  đó  khi  thực hiện đánh giá nội bộ tổ chức.

Qua đây, có thể thấy một checklist điển hình sẽ gồm các phần sau:

  • Câu hỏi
  • Điều khoản ISO 9001:2015 ( dựa vào đó để giải thích câu hỏi cũng như cung cấp thêm chi tiết)
  • Câu hỏi đánh giá
  • Bằng chứng đánh giá (bao gồm các bằng chứng đưa ra để chứng minh)
Một checklist sẽ bao gồm hệ thống câu hỏi được đặt ra dựa trên yêu cầu của ISO 9001

2. Một checklist hiệu quả cần có những hạng mục nào?

7 hạng mục cần có ở một checklist hiệu quả là:

2.1 Bối cảnh của Tổ chức

Tổ chức phải xác định theo dõi và xem xét thông tin về các vấn đề bên ngoài và bên trong có liên quan đến mục đích và định hướng chiến lược của mình và ảnh hưởng đến khả năng đạt được (các) kết quả dự kiến ​​của hệ thống quản lý chất lượng.

Việc hiểu bối cảnh bên ngoài có thể được tạo điều kiện thuận lợi bằng cách xem xét các vấn đề nảy sinh từ môi trường pháp lý, công nghệ, cạnh tranh, thị trường, văn hóa, xã hội và kinh tế, cho dù quốc tế, quốc gia, khu vực hay địa phương cũng như các vấn đề liên quan đến giá trị, kiến ​​thức văn hóa và kết quả hoạt động của tổ chức.

Do tác động của chúng hoặc tác động tiềm tàng đối với khả năng của tổ chức trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ một cách nhất quán đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và luật định hiện hành, tổ chức phải xác định:

a) các bên quan tâm có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng

b) các yêu cầu của các bên quan tâm có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng

c) phạm vi, quy trình của Hệ thống quản lý chất lượng

2.2 Khả năng lãnh đạo

  • Lãnh đạo và Cam kết đối với Hệ thống Quản lý Chất lượng.
  • Sự tập trung vào khách hàng: Lãnh đạo cấp cao nhất phải chứng tỏ vai trò lãnh đạo và cam kết các điều khoản liên quan đến mục tiêu hướng vào khách hàng.
  • Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, xem xét và duy trì chính sách chất lượng:

a) phù hợp với mục đích và bối cảnh của tổ chức;

b) cung cấp khuôn khổ để thiết lập và xem xét các mục tiêu chất lượng;

c) bao gồm cam kết đáp ứng các yêu cầu hiện hành;

d) bao gồm cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng.

  • Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức: Ban lãnh đạo phải đảm bảo rằng các trách nhiệm và quyền hạn đối với các vai trò liên quan được phân công, truyền đạt và hiểu rõ trong tổ chức.
Thực hiện đánh giá hiệu quả với checklist khoa học và đúng kế hoạch đã đăt ra của rổ chức


2.3 Lập kế hoạch

  • Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội: Trong khi lập kế hoạch, tổ chức cần phải xem xét các vấn đề được đề cập tại điểm 4.1 và các yêu cầu cần được nêu trong mục 4.2 và xác định rủi ro cũng như cơ hộ cần phải giải quyết vấn đề
  • Mục tiêu chất lượng và lập kế hoạch để đạt được chúng:  Tổ chức phải thiết lập các mục tiêu chất lượng tại các cấp, bộ phận chức năng và các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng
  • Lập kế hoạch thay đổi: Khi  xác định nhu cầu cho các thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng, các thay đổi phải được tiến hành một cách hệ thống và có kế hoạch

2.4 Hỗ trợ

  • Hỗ trợ tài nguyên – Tổ chức cần xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng
  • Hỗ trợ nhân lực - Tổ chức phải xác định và cung cấp nhân lực cần thiết để thực hiện có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng và cho hoạt động và kiểm soát các quá trình của hệ thống
  • Hỗ trợ cơ sở hạ tầng - Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng thiết yếu cho việc vận hành quá trình của tổ chức để đạt được sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ
  • Môi trường cho các hoạt động của quá trình - Tổ chức phải cung cấp, xác định và duy trì môi trường cần thiết cho vận hành của các quá trình của tổ chức để đạt được sự phù hợp của sản phẩm , dịch vụ
  • Giám sát và đo lường tài nguyên - Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để đảm bảo các kết quả xác thực và đáng tin cậy khi sử dụng hoạt động theo dõi hoặc đo lường để xác nhận sự phù hợp của các sản phẩm  dịch vụ đối với các yêu cầu
  • Kiến thức tổ chức -  Tổ chức phải xác định tri thức cần thiết cho việc vận hành các quá trình của tổ chức và để đạt được sự phù hợp với sản phẩm, dịch vụ
  • Năng lực
  • Nhận thức
  • Liên lạc, trao đổi thông tin
  • Thông tin tài liệu

2.5 Hoạt động

  • Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động
  • Xác định các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ liên quan đến: Giao tiếp với khách hàng; Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm và dịch vụ; Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm và dịch vụ; Các thay đổi yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ.
  • Thiết kế và phát triển các sản phẩm và dịch vụ bao gồm các đầu việc sau: Lập kế hoạch thiết kế và phát triển; Đầu vào thiết kế và phát triển; Kiểm soát thiết kế và phát triển; Kết quả đầu ra của thiết kế và phát triển; Thay đổi thiết kế và phát triển.
  • Kiểm soát các sảnngoài; Thông tin cho các nhà cung cấp bên ngoài
  • Sản xuất và cung  phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài dựa trên: Loại và mức độ kiểm soát của cung cấp bên cấp dịch vụ bằng các hành động như: Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ; Xác định và truy xuất nguồn gốc; Tài sản thuộc về khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài; Sự bảo tồn ; Các hoạt động sau giao hàng; Kiểm soát các thay đổi.
  • Phát hành sản phẩm và dịch vụ
  • Kiểm soát đầu ra, sản phẩm và dịch vụ của quy trình không phù hợp
  • 2.6 Đánh giá hiệu suất

    • Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá dựa trên: Sự hài lòng của khách hàng; Phân tích và đánh giá
    • Đánh giá nội bộ (Xem hướng dẫn tại ISO 19011)
    • Xem xét của lãnh đạo

    2.7 Sự cải tiến

    • Tổng quan: Tổ chức phải xác định và lựa chọn các cơ hội cải tiến và thực hiện mọi hành động cần thiết để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự hài lòng của họ
    • Sự không phù hợp và hành động khắc phục
    • Cải tiến liên tục

    ✍ Xem thêm:Mô hình PDCA – Mô hình cải tiến liên tục hiệu quả cho mọi doanh nghiệp

    Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Checklist đánh giá nội bộ ISO 9001. Chúng tôi hy vọng Quý doanh nghiệp đã nắm rõ các nội dung quan trọng và sở hữu cho mình một Checklist hiệu quả

     

    Quý vị muốn được biết thêm nhiều hơn checklist đánh giá nội bộ ISO 9001:2015 cũng như các dịch vụ ISO khác,  hãy liên hệ tới Công ty CP chứng nhận và kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) qua Hotline tư vấn miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được chuyên gia tư vấn chi tiết và hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp nhất!

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn viết quy trình ISO 9001:2015 chi tiết dễ hiểu

Với các lợi ích bền vững mà doanh nghiệp nhận được khi xây dựng một quy trình ISO 9001 hiệu quả có thể kể đến như đồng bộ hóa chặt chẽ khi vận hành hệ thống chất lượng, xây dựng tốt nền tảng giúp doanh nghiệp cải tiến không ngừng, nâng cao lợi thế cạnh tranh và thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Qua đây có thể thấy việc biết cách xây dựng quy trình   ISO 9001:2015 sao cho đúng là vô cùng cần thiết, Vậy làm thể nào để viết quy trình một cách tốt nhất? Với các thông tin dưới đây, Vinacontrol CE sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn! 1.Quy trình ISO 9001:2015 là gì? Quy trình theo ISO 9001:2015 là cách thức xác định để thực hiện một hoạt động hay quá trình. Việc xây dựng và sở hữu một quy trình hoàn hảo có ý nghĩa hỗ trợ quan trọng trong việc thực hiện các quá trình nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Quy trình ISO 9001 được áp dụng phổ biến rộng rãi trên toàn cầu  2. Hướng dẫn viết quy trình ISO 9001:2015 Bước 1: Xác định bối cảnh của doanh nghiệp

Huấn luyện an toàn nhóm 1 nhanh chóng, chi phí giá rẻ

Huấn luyện an toàn nhóm 1 nhanh chóng, chi phí giá rẻ - Chỉ 16 giờ - Tối ưu thời giờ cho doanh nghiệp nhất Đảm bảo 100% học viên có chứng chỉ an toàn lao động sau khóa học – Cam kết chi phí ƯU ĐÃI nhất cho khách hàng   ĐĂNG KÝ LẦN ĐẦU tại Vinacontrol CE – CHỈ 16 GIỜ đào tạo NHẬN THẺ NGAY. Thông tin chi tiết khóa huấn luyện an toàn nhóm 1 dành cho các đối tượng bắt buộc phải tham gia đào tạo tại nhóm 1 theo quy định của   Nghị định 44/2016/NĐ-CP   và Luật an toàn, vệ sinh lao động Việt Nam. 1. Đối tượng huấn luyện an toàn lao động nhóm 1 bao gồm những ai? Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. Giảng viên Vinacontrol CE đào tạo an toàn lao động tại doanh nghiệp Xem chi tiết:  Các đối tượng thuộc nhóm 3 cần phải huấ